viemviem

Trang thông tin về bệnh dạ dày

Nguyên nhân triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày tá tràng đang ngày càng gia tăng,bệnh viêm loét dạ dày là những vết loét đau hoặc loét trong lót dạ dày hoặc đoạn đầu của ruột non, được gọi là tá tràng. Để đối phó với căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh, đồng thời nhận biết sớm triệu chứng để điều trị khi bệnh mới khởi phát.

f:id:viemviem:20170620140135j:plain

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là kết quả của sự mất cân bằng giữa chất lỏng tiêu hoá trong dạ dày và tá tràng. Hầu hết các vết loét là do nhiễm trùng với một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày bao gồm:

- Sử dụng thuốc giảm đau được gọi là thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs ), như aspirin , naproxen ( Aleve , Anaprox , Naprosyn và các loại khác), ibuprofen ( Motrin , Advil , một số loại Midol , và các loại khác) và nhiều loại thuốc có sẵn theo toa ; thậm chí cả aspirin và aspirin cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng.

- Sản xuất dư thừa a xít.

- Uống quá nhiều rượu, bia.

- Hút thuốc lá.

- Ốm nặng.

- Xử lý bức xạ đến khu vực dạ dày tá tràng.

Tham khảo bài hướng dẫn cách chăm sóc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đúng cách.

2. Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Một vết loét dạ dày có thể có hoặc không có các triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:

- Một cơn đau hoặc đau đớn ở giữa hoặc trên dạ dày vào giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.

- Hiện tượng chướng bụng.

- Ợ nóng.

- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Trong trường hợp nặng, các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm:
- Đi vệ sinh có phân đen hoặc nâu (do chảy máu dạ dày).

- Nôn mửa ra máu.

- Giảm cân.

- Đau nặng ở giữa đến vùng bụng trên.

Tham khảo bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất để áp dụng khi cần thiết.

3. Sự nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm loét dạ dày có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, bao gồm:

- Chảy máu dạ dày gây mất máu, ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

- Thủng dạ dày (lỗ thủng qua thành dạ dày).

- Bị tắc nghẽn dạ dày do sưng hoặc sẹo gây tắc nghẽn đường dẫn từ dạ dày đến ruột non.

- Dùng thuốc giảm đau có thể dẫn đến loét mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Nguy cơ này đặc biệt liên quan đến người cao tuổi và những người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày.

- Nguy cơ ung thu vì bệnh viêm loét dạ dày. Khi bệnh không được điều trị, để lâu có thể tạo biến chứng gây ung thư.

Thuốc Gastropulgite là thuốc gì, tác dụng gì?

Mình muốn nhờ mọi người chỉ giúp, thuốc Gastropulgite là thuốc gì vậy ạ, nó có tác dụng gì. Chuyện là gần đây em thấy vợ hay uống thuốc này, em được được mỗi tên thôi, chứ không biết là thuốc gì, hỏi thì vợ không nói, bảo thuốc bổ vậy thôi. Nhưng em nghi nghi, nên lên đây nhờ mọi người chỉ giúp. Ai biết nói giúp em với, xin cảm ơn.

Chào bạn!

Gastropulgite là thuốc chữa đau dạ dày, viêm loét và một số chứng bệnh khác của hệ tiêu hóa. Chắc vợ bạn đang bị sao đó, nên uống thuốc, không muốn bạn lo lắng nên nói vậy thôi. Để giúp bạn hiểu hơn về loại thuốc này, mình xin chia sẻ một số thông tin như sau:

f:id:viemviem:20170617124112j:plain

Thông tin về thuốc dạ dày Gastropulgite

1. Thành phần

Gastropulgite là thuốc dạng gói, mỗi gói gồm 1 số thành phẩn chính sau: Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa, Gel Aluminium hydroxyde và magnesium carbonate được sấy khô. Tá dược vừa đủ 1 gói.

2. Công dụng

Thuốc Gastropulgite có tác dụng chính là đệm trung hòa, giúp kháng axit không hồi ứng. Có khả năng bao vệ niêm mạc dạ dày cao, giúp làm liền vết thương với độ bao phủ rộng, đồng đều.

Không những vậy, uống Gastropulgite còn có tác dụng hạn chế chảy máu ở những người bị xuất huyết dạ dày, hoặc vết viêm loát rỉ máu. Ngăn ngừa, hạn chế và làm liền vết loét, sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Quan trọng hơn, sử dụng Gastropulgite không có chứa chất cản quang, không ảnh hưởng tới các quá trình thăm khám. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc mà không bị gián đoạn.

Lưu ý: Thuốc Gastropulgite không có làm thay đổi màu sắc của phân.

3. Đối tượng sử dụng

Gastropulgite chuyên dùng điều trị các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đau thượng vị, viêm hang vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản, hồi lưu dạ dày hay các trường hợp dạ dày không dung nạp thuốc cũng có thể sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Gastropulgite có dùng được cho phụ nữ mang thai không?

4. Cách sử dụng

Thuốc Gastropulgite sử dụng được cả cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Đối với người lớn: Sử dụng từ 2-4 gói/ngày. Mỗi lần 1 gói hòa tan vào một ly nước lọc khoảng 250ml. Uống trước, sau bữa ăn 30 phút, hoặc uống ngay khi xuất hiện cơn đau dạ dày.

Đối với trẻ em. Cách dùng tương tự nhưng chỉ sử dụng tối đa 1 gói cho 1 ngày, chia ra làm 3 lần để uống. Tùy theo độ tuổi có thể giảm liều lượng xuống.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Gastropulgite

- Không dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc đang chạy thận.

- Phụ nữ mang thai cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

- Không dùng chung với các loại thuốc khác khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

- Không dùng thuốc liên tục trong thời gian dài.

6. Sử dụng thuốc Gastropulgite có tốt không?

Về đánh giá cơ bản, mình dùng thuốc này cũng phải 1-2 tháng gì đó, khả năng giảm đau tốt, uống vào đỡ đau ngay. Nhưng hiệu quả điều trị bệnh thì không rõ ràng lắm. Có lẽ bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng thuốc mới tăng cao khả năng. Chứ dùng 1 mình thuốc, mà không có hỗ trợ gì thì không hiệu quả đâu. Chúc bạn có được những kiến thức về thuốc Gastropulgite chữa đau dạ dày này.

Tìm hiểu thêm về các loại thuốc gây viêm loét dạ dày cần phải tránh.

Tổng hợp các nguyên nhân gây đau bụng

Bài viết này xin tổng hợp các nguyên nhân gây đau bụng thường gặp để mọi người biết và có phương pháp điều trị phù hợp. Đau bụng là một hiện tượng đau xảy ra ở bụng, vị trí có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài một số lý do đơn giản như đau bụng đi ngoài, thì đây còn là dấu hiệu của một số bệnh đường tiêu hóa, gan mật rất nguy hiểm.

Tổng hợp các nguyên nhân của chứng đau bụng

Cho dù bạn bị đau bụng nhẹ, đau nhức, hoặc đau thắt lưng, đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân. Ví dụ, bạn có thể bị khó tiêu, táo bón, nhiễm vi-rút dạ dày, hoặc là đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

f:id:viemviem:20170616140117p:plain

Các lý do gây đau bụng khác có thể bạn chưa biết

- Hội chứng ruột kích thích (IBS)

- Bệnh Crohn

- Ngộ độc thực phẩm

- Dị ứng thực phẩm

Bạn cũng có thể bị đau bụng nếu bạn không dung nạp lactose hoặc bị bệnh dạ dày, viêm loét . Một số nguyên nhân khác bao gồm:

- Thoát vị

- Sỏi mật

- Sỏi thận

- Nội mạc tử cung

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD )

- Viêm ruột thừa

Cấp cứu ngay khi đau bụng kèm theo các triệu chứng:

Nếu đau bụng nghiêm trọng, không biến mất, hoặc tiếp tục trở lại, hãy đi gặp bác sĩ ngay.

Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bị đau bụng kèm theo các hiện tượng dưới đây:

- Sốt

- Không thể giữ thức ăn trong hơn 2 ngày

- Bạn đang mất nước

- Không buồn đi vệ sinh hoặc bị nôn

- Bị đau khi đi tiểu hoặc phải thường xuyên đi cầu.

- Đau kéo dài hơn một vài giờ.

Nếu thấy đau bụng trên rốn và dưới ức là bị gì?

Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của một vấn đề bên trong cơ thể của bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Ví dụ, hãy tới bệnh viện ngay nếu bạn bị đau bụng và:

- Nôn ra máu.

- Đi ngoài ra đẫm máu tươi hoặc đen.

- Gặp khó thở.

- Nôn mửa

- Có sưng tấy bụng

- Có làn da vàng

- Đang mang thai.

Trên đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn đi ngoài ra máu và trong trường hợp nào bạn cần phải nhận sự trợ giúp của bác sĩ. Mọi người cầm tìm hiểu kỹ càng để có cách xử lý kịp thời khi gặp phải một trong những dấu hiệu này.

Thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn là làm sao?

3 cách trị đau dạ dày bằng gừng cực hay

Từ xa xưa, gừng đã được sử dụng là một loại gia vị cho món ăn, đồng thời là thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh đau dạ dày. Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, tán hàn ông trung, giúp làm dịu cơn đau dạ dày rất hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị sẵn trong nhà 1 củ gừng, thì không lo bị bệnh đau dạ dày hành hạ nữa. Dưới đây là 3 cách dùng gừng trong chữa trị căn bệnh này mà mọi người có thể áp dụng.

f:id:viemviem:20170614172201j:plain

3 cách chữa đau dạ dày bằng gừng

1. Dùng trà gừng trị đau dạ dày

Cái này là dùng gừng tươi luôn, chuẩn bị khoảng 5-6 lát gừng tươi, bỏ vào 1 cốc nước nóng, ngâm khoảng 5 phút, quấy lên 1 chút và thưởng thức, nên uống lúc nước còn ấm nóng sẽ tăng hiệu quả giảm đau dạ dày.

Lưu ý: Uống mỗi ngày 1 -2 lần, vào buổi sáng hoặc tối trước khi ăn. Có thể bỏ gừng vào trà, trà hoa cúc... để dùng chung cho thơm ngon hơn.

2. Cách dùng gừng ngâm giấm trị đau dạ dày

Cách này cũng khá đơn giản. Bạn chuẩn bị nguyên liệu như sau:

2 lạng gừng tươi, 300ml giấm gạo, 1 lọ thủy tinh loại 1 lít là vừa.

Gừng tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch để ráo, sau đó thái lát mỏng. Cho hết gừng lát vào lọ thủy tinh, đổ giấm gạo vào và đậy nắp lại. Cất đi chừng 1 tuần sau thì đem ra sử dụng.

Cách dùng rất đơn giản, mỗi sáng sớm hoặc khi lên cơn đau dạ dày bạn lấy 3-4 lát gừng để ăn trước mỗi bữa ăn, không chỉ giúp trị đau dạ dày còn giúp tán hàn, hỗ trợ tiêu hóa, trị các bệnh về xương khớp rất tốt.

Lưu ý: Phải sử dụng gừng tươi, giấm gạo chọn loại chất lượng, tránh hàng giả.

3. Mẹo trị đau dạ dày bằng gừng + chanh + mật ong

Cách này tương tự như trà gừng, nhưng cách làm hơi khác. Bạn chuẩn bị khoảng 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa nước cốt chanh và 1 cốc khoảng 200ml nước lọc.

Đem tất cả 3 thìa nguyên liệu gừng, chanh, mật ong này cho vào cộc nước lọc, khuấy đều và sử dụng vào mỗi buổi sáng.

Không chỉ có tác dụng chữa đau dạ dày, cách này còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt cơ thể, giúp da dẻ hồng hào hơn.

Hy vọng với 3 cách trị đau dạ dày bằng gừng ở trên có thể giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Bệnh xuất huyết dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Hiện nay bệnh xuất huyết dạ dày ( hay chảy máu dạ dày) đang có chiều hướng gia tăng. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Xảy ra do biến chứng từ các tổn thương dạ dày do một số bệnh lý như viêm loét dạ dày gây ra. Để nhận biết và điều trị sớm chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể tham khảo bài viết sau đây: 

f:id:viemviem:20170612113730j:plain

1. Một số nguyên nhân xuất huyết dạ dày

- Bị xuất huyết dạ dày do viêm loét: Căn bệnh này gây tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày, nếu lúc này bị nhiễm vi khuẩn Hp, hay uống rượu bia, chất kích thích, uống thuốc giảm đau... có thể gây kích ứng, làm vết loét tổn thương nặng hơn và xuất huyết.

- Do mắc bệnh ung thư dạ dày.

2. Dấu hiệu của chứng xuất huyết dạ dày

- Đau bụng, người toát mồ hôi, choáng váng là những dấu hiệu xuất huyết dạ dày đầu tiên có thể gặp. Tiếp sau đó, tùy tình trạng người bệnh có thể nôn ói ra máu tươi hoặc máu bầm đen. Đi vệ tinh ra máu đen, có mùi hôi nặng.

3. Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Khi gặp phải các triệu chứng chảy máu dạ dày ở trên, người bệnh cần cấp tốc đi tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị, không tự ý chữa trị ở nhà, bởi chỉ chậm một chút, căn bệnh này cũng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

- Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật để biết chính xác bạn có phải bị xuất huyết dạ dày hay không.

- Nếu bị xuất huyết dạ dày ở giai đoạn nhẹ, sẽ được cho nghỉ ngơi, bổ sung nước, muối khoáng, theo dõi từ 1-2 ngày. Sau đó tiến hành nội soi, nếu thấy tình trạng chảy máu đã chấm dứt, người bệnh sẽ được cho xuất viện về nhà uống thuốc.

- Một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp khi viêm loét dạ dày, trước tiên bác sĩ sẽ ngăn quá trình chảy máu lại, để bệnh nhân nghỉ ngơi hồi phục trước. Sau đó sẽ tiếp hành sử dụng thuốc kháng sinh cùng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày để triệt tiêu hoàn toàn loại vi khuẩn này. Còn nếu là do viêm loét dạ dày thông thường gây chảy máu thì người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc trong khoảng 1 tuần sẽ hết bệnh

4. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

- Để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, người bệnh khi mắc phải các chứng như viêm loét dạ dày cần điều trị bệnh hiệu quả, xét nghiệm xem có bị nhiễm khuẩn Hp không, đồng thời ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích.

- Không sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau mọt cách bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn chữa viêm loét dạ dày bằng hạt bưởi tại nhà

Ít ai ngờ, hạt bưởi lại có công dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả đến vậy. Một loại hạt tưởng chừng bỏ đi, nhưng có thể đẩy lùi căn bệnh mà cả thế giới đang phải đối mặt như loét dạ dày.

Trong hạt bưởi có chứa nhiều chất xơ, protit, dầu và este. Có dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm rất hiệu quả. Sử dụng hạt bưởi trong một thời gian, người bệnh sẽ hết ngay vết loét.

f:id:viemviem:20170608183332j:plain

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng hạt bưởi

Chuẩn bị:80 gram hạt bưởi, 500 ml nước sôi. 

Thực hiện: Hạt bưởi để nguyên hạt, rửa sạch để ráo nước. Cho tất cả vào một bình ủ trà, hoặc cốc thủy tinh có nắp đậy ( tùy điều kiện sẵn có), đổ 500 ml nước sôi vào đậy lại trong khoảng 2,5h.

Lúc này hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy, nó làm cho nước sánh lại, lúc này bạn vớt hạt bỏ đi, lấy nước này uống. Thực hiện này 1-2 lần sau bữa ăn chừng 1h. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng, căn bệnh viêm loét dạ dày của bạn sẽ không còn nữa.

Một số công dụng chữa bệnh khác của bưởi

Vỏ bưởi trị ăn không tiêu: Dùng vỏ bưởi tươi, gọt bỏ lớp bên ngoài, sau đó lấy thịt thái sợi nhỏ bỏ vào hộp đỏ đường trắng lên trên ngâm trong khoảng 7 ngày. Khi bị chứng ăn không tiêu thì mỗi ngày sau khi ăn sử dụng một thìa cà phê nước này.

Trị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu: Lấy 10 gram vỏ bưởi khô, 10 gram vỏ quýt hoặc cam khô. Tất cả đem sao vàng đến khi có mùi thơm thì đổ vào ly cũng vài lát gừng tươi, đổ nước nóng vào ủ chứng 10 phút thì lấy uống. Nó giống như một loại trà, rất thơm, dễ uống và là cách chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Bị đau dạ dày ăn bưởi được không?

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông

Có thể mọi người chưa biết, nhưng cách chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông đã được cha ông ta áp dụng từ xa xưa, mang lại nhiều lợi ích rất tốt ví dụ như: Giảm đau nhanh chóng, giảm viêm, giúp người bệnh ăn ngon hơn, hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

f:id:viemviem:20170503173835j:plain

Khi nhắc đến là mơ, mọi người thường nghĩ tới loại lá ăn kèm cùng thịt chó, mà ít ai biết răng, nó còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tuyệt vời, đặc biệt là chữa bệnh đau dạ dày. Dưới đây là bài hướng dẫn cách sử dụng lá mơ lông nhằm loại bỏ căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp này.

Công dụng của lá mơ lông

Lá mơ lông là một loại dây leo, thường mọc ở hàng rào, lá có hình bầu dục, mặt trên màu xanh, mặt dưới có màu tím nhạt, xung quanh là có một lớp lông mịn màu trắng bao phủ. Ăn loại lá này có vị đắng nhẹ, nhưng dược tính có nó rất mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, ngoài ra còn giúp khử trùng rất tốt. Do đó, sử dụng lá mơ lông trong điều trị đau dạ dày giúp giảm viêm đau nhanh chóng.

Cách chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông

Phương pháp trị đau dạ dày bằng lá mơ lông rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu: 30-40 gram lá mơ lông, 300ml nước nguội.

Cách thực hiện: Đem số lá mơ lông ở trên rửa sạch, ngâm qua nước muối cho sạch vi khuẩn. Sau đó bỏ vào cối giã nát, đổ nước vào khuấy đều và lọc lấy nước bằng vải màn sạch. Mỗi ngày một lần uống hết số nước này. Thực hiện khoảng 2-3 lần sẽ thấy cơn đau ít dần, chừng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: Khi chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông người bệnh cần kiên trì sử dụng, đồng thời điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học, kiêng khem đầy đủ mới mong khỏi bệnh được.

Ngoài công dụng trị đau dạ dày, lá mơ lông còn được dùng để chữa một số bệnh như đầy bụng khó tiêu, hỗ trợ xổ giun, trị tiêu chảy cũng rất tốt.

Với những công dụng tuyệt vời đó, chúng ta hãy chuẩn bị sẵn lá mơ lông trong gia đình để sử dụng khi cần thiết nhé.